PMMA là loại nhựa nhiệt dẻo được dùng khá rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống vì có những đặc điểm nổi trội cùng tính ứng dụng cao. Vậy nhựa PMMA là gì và những đặc điểm của vật liệu này ra sao thì không phải ai cũng hiểu. Sau đây, Havico sẽ tổng hợp một vài thông tin của loại nhựa này để các bạn có thể hiểu hơn về loại vật liệu này.

Nhựa PMMA là loại vật liệu gì?

Poly Methyl Methacrylate là tên gọi đầy đủ của nhựa PMMA. Đây là tên khoa học của một loại vật liệu nhựa trong suốt, có tính chất lỏng và có thể sử dụng thay cho thuỷ tinh. Khi được đun sôi ở nhiệt độ cao, nhựa sẽ chảy mềm trở thành thể lỏng. Nhưng khi để lạnh, nó sẽ được làm cứng lên một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, người ta cũng biết về PMMA qua một tên gọi nữa là nhựa acrylic, thuỷ tinh acrylic hay thuỷ tinh hữu cơ. Tuy không phải là thuỷ tinh, song nếu xét về mặt cấu trúc thì loại nhựa này cũng rất giống với thuỷ tinh.

Nhựa PMMA là loại vật liệu gì?

PMMA được chế tạo dưới dạng mảnh hoặc tấm và có những ưu điểm nổi trội. Chẳng hạn như chịu được lực mạnh, khả năng chống ăn mòn cao, không nứt và khả năng truyền ánh sáng cao.

Chính nhờ các đặc tính trên nên chúng có thể được sử dụng làm thay thế khá hiệu quả cho thuỷ tinh. Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng có giá tương đối rẻ. Phù hợp với những công trình đòi hỏi tính chống chịu cao và khó vỡ mà không đòi hỏi độ rắn chắc.

Xem thêm: Nhựa MC: Khái niệm và thông tin chi tiết cần biết về nhựa MC

Công thức hóa học và thông số kỹ thuật của nhựa PMMA

Công thức phân tử của nhựa PMMA là: (C5O2H8)n, là chất dẻo làm từ dẫn xuất của axit metacrylat. Poly metacrylat là polymer có mạch cacbon gồm este ở mạch nhánh. Do đó, ở nhiệt độ bình thường nó bền vững với nhiều hoá chất trong đó có các axit loãng và kiềm loãng. Không tác dụng với nước, rượu, dầu thực vật và dầu khoáng.

Công thức hóa học và thông số kỹ thuật của nhựa PMMA

Thông số kỹ thuật:

  • Khối lượng mol: Thường có biến đổi khác nhau
  • Khối lượng riêng: 1.18g/cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy: 160°C (433 K; 320°F)
  • Chiết suất (nD) : 1,4905 tại 589,3nm

Nhựa PMMA có những đặc tính nổi trội nào?

  • PMMA có trọng lượng nhẹ hơn thuỷ tinh 40% và có độ bền cao.
  • Có khả năng chống mài mòn và chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, có tính acid loãng, kiềm, muối và dung môi hữu cơ.
  • PMMA có khả năng truyền ánh sáng cao lên đến 92%, tuỳ thuộc theo yêu cầu người dùng mà mức độ truyền sáng có thể giảm đi.
  • PMMA có khả năng chịu nhiệt thấp, chỉ có thể chống chọi được với nhiệt độ khoảng từ 60 – 80 độ C.
  • Sản phẩm có khả năng chống tia cực tím, khả năng dẫn tia hồng ngoại thấp hơn so với thuỷ tinh và không bị ảnh hưởng bởi các chất kiềm, muối…
  • Sản phẩm được làm từ nhựa PMMA có nhiều màu sắc tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng và đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ trong ngành quảng cáo và trang trí nội thất.

PMMA không chứa các tiểu đơn vị bisphenol-A có tính gây độc hại có trong polycarbonate. Được ưa chuộng bởi tính đơn giản của nó, dễ xử lý và gia công, chi phí sản xuất thấp. PMMA chưa được xử lý có thể dễ vỡ khi tải trọng cao và ít dễ vỡ hơn so với thuỷ tinh thông dụng. Còn với PMMA đã qua xử lý thì có thể chịu được va đập và có độ chống xước cao.

Nhựa PMMA có những ưu – nhược điểm gì?

Không phải tự nhiên hạt nhựa PMMA lại được dùng phổ biến đến như vậy. Cũng tương tự như các vật liệu khác hạt nhựa nhiệt dẻo này sở hữu rất nhiều đặc tính nổi trội.

Nhựa PMMA có những ưu - nhược điểm gì?

Ưu điểm

  • Nếu so với thuỷ tinh thì nhựa PMMA có trọng lượng nhỏ và nhẹ hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, độ bền của loại nhựa này cũng làm con người ngạc nhiên. Khi có va chạm thì độ bền của PMMA gấp 10 lần thuỷ tinh.
  • Các vật liệu được sản xuất từ loại nhựa này có khả năng chống tia cực tím của mặt trời tốt và khả năng truyền dẫn các tia hồng ngoại kém hơn. Đối với các công trình có môi trường là hoá chất kiềm hay mặn việc sử dụng loại vật liệu này cũng rất hiệu quả khi nó không hề chịu bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào.
  • Nhựa PMMA được đánh giá cao bởi khả năng chống ăn mòn rất tốt. Nó cũng có thể chịu đựng và chống axit mạnh trong những môi trường: Kiềm, muối, dung môi hữu cơ… và ờ môi trường có thời tiết: nóng, lạnh, ẩm ướt.
  • Theo các nghiên cứu khoa học thì khả năng truyền ánh sáng của tấm nhựa PMMA lên đến 92%. Nguyên nhân là do loại nhựa này là polyme trong suốt nên khả năng truyền sáng vượt trội hơn, chỉ thua kém thuỷ tinh và pha lê. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng mà mỗi hãng sản xuất sẽ thay đổi mức độ truyền ánh sáng sao cho phù hợp nhất.
  • Tấm nhựa PMMA acrylic này có đa dạng màu sắc: Trắng trong, trắng đục, xanh lam, hồng, vàng, đỏ… Và chính vì lý do trên mà PMMA được sử dụng phổ biến nhiều nhất trong các ngành như: biển hiệu, biển quảng cáo hay ngành trang trí nội thất.

Nhược điểm

  • Ngoài những ưu điểm nổi bật trên thì loại nhựa này cũng có nhược điểm đó là: Khi tiếp xúc với một số hoá chất tẩy rửa như: Axeton, H2O2, Alcool… sẽ bị hỏng hoặc căng phồng lên.

Ứng dụng của PMMA trong đời sống ngày nay

Nhựa PMMA với những tính năng nổi trội có thể được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là những ngành công nghiệp lớn. Trong đó, phải kể đến những ứng dụng tiêu biểu như sau:

Ứng dụng của PMMA trong đời sống ngày nay

  • Xây dựng và trang trí văn phòng: Nhựa PMMA có thể dùng để chế làm các gian trưng bày sản phẩm, làm trần, lát sàn hoặc các dụng cụ trong văn phòng và nhà ở.
  • Trang thiết bị phòng tắm: Nhựa PMMA được sử dụng để làm bề mặt cho chậu rửa, bồn tắm một mảnh, bồn nước ấm cùng nhiều vật dụng khác.
  • Ngành công nghiệp quảng cáo: Đây là những chất liệu hàng đầu được sử dụng để chế làm bảng hiệu, logo backdrop cho doanh nghiệp, biển hiệu, bảng thông tin doanh nghiệp và bảng quảng cáo ngoài trời…
  • Công nghiệp chiếu sáng: Được ứng dụng phổ biến để làm đèn chùm, chiếu sáng công nghiệp, đèn đường và đèn huỳnh quang.
  • Trong lĩnh vực y tế: Được dùng để chế làm thiết bị y tế và các dụng cụ y tế phục vụ quá trình phẫu thuật.
  • Một số lĩnh vực khác: Nhựa PMMA cũng được dùng để chế làm những thiết bị truyền thông quang học như kính ô tô, đèn pha, dụng cụ thí nghiệm, hồ bơi, phòng tập thể dục, ống kính Fresnel và trang trí nghệ thuật.

Như vậy là ở bài viết trên Havico đã tổng hợp được những thông tin cơ bản và quan trọng nhất của nhựa PMMA. Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về loại nhựa này và biết cách phân biệt nó với những loại nhựa thông dụng khác.

Mời bạn đọc thêm: Những điều cần biết về nhựa PLA và ứng dụng trong đời sống

Ban biên tập: Havico

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *