Ngày nay, ngành nhựa càng ngày càng phát triển và có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống cũng như công nghiệp sản xuất của nhiều nước, bao gồm cả Việt Nam. Ở bài viết này, Havico cũng muốn chia sẻ một số thông tin tổng quan về ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Vị trí của ngành nhựa tại Việt Nam

Nhựa hay còn được gọi là chất dẻo hoặc polymer, được dùng làm vật liệu cho nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng để cải thiện đời sống con người cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau như: điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thuỷ sản, nông nghiệp…

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhựa ngày càng được sử dụng và làm vật liệu thay thế dần cho các vật liệu truyền thống tưởng như không thể thay thế được như là gỗ, kim loại, silicat… Cũng vì vậy mà ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống cũng như nền công nghiệp sản xuất của mỗi quốc gia.

Vị trí của ngành nhựa tại Việt Nam

Dù có sự phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây tuy nhiên ngành nhựa Việt Nam mới chỉ được nhắc đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về lĩnh vực gia công chất dẻo, trong khi đó Việt Nam không tự chủ được toàn bộ nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Ngành nhựa hiện nay cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào mỗi năm như: PE, PP, PS… Còn chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ gia khác nhau; trong khi khả năng trong nước mới chỉ cung ứng được khoảng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hoá chất, phụ gia đáp ứng nhu cầu của ngành nhựa Việt Nam.

Vì thế nên nếu không nhanh chóng chuẩn bị đủ nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp ngành nhựa để tiếp tục mở rộng sản xuất cũng như gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thực hiện ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Ngành công nghiệp nhựa nước ta có cơ cấu sản xuất như thế nào?

Hiện sản phẩm nhựa của Việt Nam được phân làm 4 nhóm chính, gồm: nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa tiêu dùng và nhựa công nghiệp.

Nhựa bao bì

Đây là nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhưng lại có đóng góp tới 39% giá trị sản xuất và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm từ nhựa của Việt Nam. Ngành hàng tiêu dùng trong nước tăng trưởng mạnh do xu hướng mua sắm và chi tiêu của người dân tăng chính là nhân tố quan trọng để ngành nhựa bao bì có đầu ra ổn định. Bao bì nhựa là một ngành khác nhau giữa hai ngành Nhựa và Bao bì. Ngành bao bì nhựa có thể được phân chia thành: Bao bì nhựa, phục vụ chủ yếu cho ngành thực phẩm; Chai lọ nhựa đóng gói phục vụ chính cho ngành nước uống; Bao bì nhựa cứng.

Nhựa bao bì

Nhựa bao bì cũng là sản phẩm nhựa xuất khẩu chủ lực của ngành nhựa Việt Nam. Mặc dù có ưu thế về chi phí thấp song thị trường sản xuất túi ni lông và bao bì đang gặp một số trở ngại. Tuy nhiên, các trở ngại trên không ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất bao bì nhựa trong nước.

Xem thêm: Đặc tính, ứng dụng chung của các loại nhựa chịu nhiệt lên đến 500 độ C

Nhựa gia dụng

Nhựa gia dụng chiếm khoảng 32% giá trị sản xuất, gồm nhóm sản phẩm gia dụng nội thất: giường, tủ, bàn ghế, quần áo và giày dép. Các công ty trong nước cũng tập trung vào các sản phẩm đồ gia dụng, tuy nhiên phần lớn có biên lợi nhuận thấp, trong khi những công ty có vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở phân khúc sản phẩm chất lượng cao, có giá trị và biên lợi nhuận cao.

Nhựa gia dụng

Trong vài năm trở lại đây, nhóm sản phẩm nhựa gia dụng Việt Nam chiếm khoảng 90% thị phần nội địa và tập trung ở phân khúc phổ thông. Tuy nhiên, những công ty trong nước đang đánh giá thấp nhu cầu đối với hàng tiêu dùng cao cấp trong khu vực nội địa và không có kế hoạch phát triển các dòng sản phẩm cao cấp mới. Cũng vì lý do đó, phân khúc nhựa gia dụng cao cấp đang bị chiếm lĩnh bởi những công ty ngoại với chiến lược bài bản và chi tiết. Các công ty nước ngoài đã đầu tư hệ thống bán lẻ hiện đại và sản phẩm phong phú phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Nhựa vật liệu xây dựng

Nhóm sản phẩm này chiếm 14% giá trị sản xuất, gồm những sản phẩm như ống nhựa, khung cửa nhựa và khung cửa sổ… Nhờ thị trường bất động sản đang phục hồi và các hoạt động xây dựng dân dụng và hạ tầng phát triển với nhiều dự án có quy mô lớn và có mức đầu tư cao. Các dự án đó chủ yếu là những dự án đầu tư xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, đường xá, nâng cấp đường cao tốc… nên thị trường nhựa VLXD được dự báo sẽ phát triển mạnh với tiềm năng cao.

Nhựa vật liệu xây dựng

Các yếu tố thúc đẩy phân khúc nhựa VLXD tăng trưởng bao gồm: Thị trường bất động sản và những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn; Kích thước cồng kềnh của các sản phẩm nhựa VLXD được vận chuyển khó khăn khiến sản phẩm nhập khẩu kém cạnh tranh; Thị hiếu tiêu dùng đặc thù là những yếu tố để các công ty sản xuất nhựa VLXD không gặp phải cạnh tranh với những công ty ngoại.

Nhựa công nghệ cao

Phân khúc cuối cùng là nhựa công nghệ cao chiếm 9% giá trị sản xuất. Sản phẩm nhựa công nghệ cao bao gồm những chi tiết bằng nhựa sử dụng trong động cơ xe ô tô, xe gắn máy, thiết bị điện và thiết bị sử dụng trong ngành composite.

Nhựa công nghệ cao

Ở bài viết trên, Havico đã tổng quát thông tin tổng quan về ngành nhựa của nước ta hiện nay. Mong rằng sau khi đọc xong bài thông tin này, bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp nhựa của Việt Nam. Đừng quên ghé trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Mời bạn đọc thêm: Nhựa công nghiệp là gì và được ứng dụng ra sao trong sản xuất

Ban biên tập: Havico

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *