PET là một trong những loại nhựa được sử dụng làm bao bì phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại nhựa này. Nhựa PET là gì? Ứng dụng và nó có an toàn hay không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin của loại nhựa này trong bài viết sau của Havico nhé.

Khái niệm về nhựa PET

Polyethylene Terephthalate được viết tắt là PET, hoặc có thể gọi bằng các tên khác như PETE, PETP hoặc PET-P. Nhựa PET được tạo thành từ phản ứng trùng hợp của Monome Ethylene Terephthalate có công thức hóa học (C10H8O4).

Công thức hóa học của nhựa PET

Như vậy nhựa PET là một loại nhựa nhiệt dẻo, nó thuộc loại polyester. Chúng được ứng dụng phổ biến trong quá trình tổng hợp sợi, làm bao bì đựng thực phẩm, đồ uống và một số chất lỏng khác.

Vào năm 1941, PET được phát hiện bởi Hiệp hội Máy in Calico (Thành phố Manchester). Và cho đến năm 1973, Nathaniel Wyeth bắt đầu sản xuất chai nhựa PET dùng cho mục đích y tế.

Đặc tính cơ bản và cách nhận biết nhựa PET

Trên thị trường hiện nay, nhựa PET vẫn là dòng nhựa được sử dụng rộng rãi nhất, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhờ những đặc tính ưu việt sau:

  • Chịu nhiệt và chịu lực rất tốt.
  • Khi được gia nhiệt lên tới 200 độ C hoặc được làm lạnh ở nhiệt độ -90 độ C thì PET vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học.
  • Có tính chống thấm O2 và CO2 tốt hơn những loại nhựa khác. Đặc biệt hơn, nhựa PET giữ được tính chất này khi ở nhiệt độ 100 độ C.
  • PET có độ bền cơ học cao, có khả năng chịu lực xe, va chạm mạnh.
  • Có độ cứng tốt và chống bị mài mòn.
  • Có bề mặt trong suốt và nhẵn bóng, giúp quá trình in ấn trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
  • Nhựa PET có mức độ tái chế khoảng 20%

Cách nhận biết nhựa PET rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng nhận biết nhựa PET bằng ký hiệu số 1 trong hình “mũi tên” tam giác, thường nằm ở đáy hoặc cạnh bên bao bì sản phẩm. Vì không có loại nhựa nào khác mang mã 1.

Tham khảo thêm: Hạt nhựa Filler là gì? Lợi ích từ hạt nhựa Filler Masterbatch

Nhựa PET có những ưu nhược điểm nào?

Vì là nhựa nên PET cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt và dễ dàng trong việc vận chuyển.
  • Có khả năng giữ khí ga như: oxy, carbon dioxide cực kỳ tốt.
  • Được đánh giá cao bởi khả năng ngăn ẩm, cách điện tốt.
  • Nhựa PET có phạm vi nhiệt độ sử dụng rộng từ -60 độ C đến 130 độ C.
  • So với PBT thì PET có nhiệt độ biến dạng nhiệt cao hơn.
  • Nhựa PET có tính thấm khí thấp, đặc biệt là khí carbon dioxide
  • Nhựa PET không bị gãy, rất thích hợp làm các sản phẩm trong suốt.
  • Có thể tái chế và truyền bức xạ vi sóng.
  • Được FDA, Bộ Y tế Canada, EFSA và các cơ quan y tế khác chấp nhận về độ an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống.

Ưu nhược điểm của nhựa PET

Nhược điểm

  • So với PBT, PET có độ bền, chống va đập, tạo khuôn và tốc độ kết tinh thấp.
  • PET sẽ bị ảnh hưởng bởi nước sôi, bazo mạnh và kiềm.
  • Nhựa PET còn bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với xeton (ketones) ở nhiệt độ cao (> 60 độ C), hydrocarbon thơm, Clo và axit pha loãng.
  • Tính kháng cháy của nhựa PET khá kém.

Ứng dụng của nhựa PET trong đời sống ngày nay

Trên thị trường hiện nay, nhựa PET được sử dụng rộng rãi nhờ độ an toàn cao, không gây ảnh hưởng đến chất lượng  thực phẩm chứa bên trong, có thể tái chế và cực kỳ thân thiện với môi trường. Nhựa PET được ứng dụng nhiều trong những ngành sau đây:

Ứng dụng của PET trong ngành bao bì đóng gói

Nhựa PET có khả năng chống nước, chống ẩm nên được dùng để sản xuất chai lọ đựng nước khoáng và nước ngọt có gas. Bên cạnh đó, nhờ có độ bền cơ học cao nên nhựa PET được sử dùng làm màng co, màng bọc thực phẩm.

Trong sản xuất bao bì thực phẩm

Tấm nhựa PET không định hình được dùng uốn nhiệt, khay, vỉ, hũ, lọ đựng mỹ phẩm, hộp đựng có thể cho vào lò vi sóng và màng trong suốt có tính thẩm mỹ cao.

Ứng dụng của nhựa PET

Trong sản xuất vải polyester

PET còn được sử dụng để làm lưới in lụa, lọc dầu, lọc cát và  làm thanh giằng  công nghiệp, nhà kính, dây đai nhiệt…

Sợi PET được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may nhờ sự linh hoạt, co giãn, chống nhăn, chống co và có trọng lượng nhẹ…

Ứng dụng của PET trong ngành điện tử & công nghiệp ô tô

PET có khả năng cách điện tốt, ổn định về kích thước và cấu trúc nên được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp điện tử và ô tô. Nhựa PET được dùng để thay thế kim loại đúc, làm bảng điện, hộp nối năng lượng mặt trời, bộ phận quang điện…

PET cũng được sử dụng để chế tạo các tấm pin mặt trời, cần gạt nước trên kính chắn gió, bánh răng, giá đỡ đèn pha và nắp đầu nối trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Nhựa PET có an toàn cho người sử dụng không?

Nhựa PET được biết đến là loại nhựa an toàn khi tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Với tính an tuyệt đối này, nhựa PET được sử dụng vô cùng phổ biến. Độ an toàn của PET được FDA và các cơ quan y tế trên thế giới đánh giá cao. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu và thử nghiệm và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nhiều thập kỷ.

Nhờ tính an toàn này, nhựa PET đã trở thành vật liệu đóng gói số 1 được lựa chọn trên toàn thế giới. Với khả năng không phản ứng với thực phẩm, chống lại sự tấn công của vi sinh vật hay không bị suy giảm về mặt sinh học. Nhựa PET có trọng lượng nhẹ và dễ dàng vệ sinh, dễ  vận chuyển nên ngày càng được đánh giá cao trên thị trường hiện nay.

Nhựa PET có thể tái chế được.

PET có thể tái chế: Nhựa PET có thể nói là loại nhựa có thể tái chế hoàn toàn. Do đó, tất cả các loại bìa cứng và chai nhựa đều được thu hồi và tái chế cực kỳ an toàn. Chỉ khi bạn có thể xác định mã mũi tên tam giác trên sản phẩm là bạn có thể xác định ngay được đó là nhựa PET  và phân loại nó một cách dễ dàng. Đây chính là giá trị to lớn mà nhựa tái chế mang lại.

Như vậy là bài viết trên của Havico đã tổng hợp được những thông tin cơ bản và hữu ích cho người dùng. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ có thể phân loại được nhựa PET và yên tâm hơn khi sử dụng loại nhựa này.

Mời bạn xem thêm: Nhựa EVA là gì? Đặc trưng, tính ứng dụng trong công nghiệp sản xuất

Ban biên tập: Havico

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *