Nhựa Teflon hay còn gọi là nhựa PTFE, là một trong những loại nhựa có giá trị cao và ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Nhựa Teflon có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành công nghiệp nói chung. Vậy, hãy cùng Havico tìm hiểu tất tần tật thông tin về loại nhựa này qua bài viết sau nhé.
Nhựa PTFE là gì?
Nhựa Teflon hay được gọi với tên nhựa PTFE (đầy đủ là PolyTetraFluoroEthylene). Nhựa PTFE là một chất fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene. Loại nhựa này rất dẻo, có màu trắng ngà và rất linh hoạt trong các ứng dụng của chúng. Đặc biệt, nhựa PTFE thường được biết đến nhiều nhất với ưu điểm chống dính.
Nếu so sánh với những loại nhựa khác, nhựa PTFE là loại nhựa có khá nhiều điểm mạnh mà nhiều loại nhựa khác không có. Nhất là đặc tính không bám dính và chịu nhiệt tốt. Do vậy, nhựa PTFE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. Có thể kể đến các lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, sản xuất dược phẩm, điện – điện tử, viễn thông…
Nguồn gốc nhựa Teflon
Vậy nhựa Teflon được phát hiện từ khi nào?
Nhựa Teflon được phát hiện rất tình cờ vào thời điểm ngày 6/4/1938. Vật liệu này được Du Pont – một nhà hóa học và tiến sĩ Roy Plunkett bỗng dưng tìm thấy trong quá trình phát minh một loại khí làm mát.
Tiến sĩ Roy Plunkett và trợ lý của ông đã bảo lưu loại khí có tên tetrafluoroethylene mà họ đang thí nghiệm trong những bình nhỏ. Tiếp đến, họ tiến hành đông lạnh và nén loại khí này lại. Và khi họ quay lại phòng thí nghiệm, họ phát hiện rằng không có bất kỳ loại khí nào bay ra khỏi ống nghiệm.
Họ tiếp tục nghiên cứu một thời gian bằng việc tách và mở ống. Và cuối cùng, họ đã tìm thấy một hỗn hợp màu trắng ngà, trơn và đông đặc. Đó cũng chính là hình thái sơ khai của nhựa Teflon.
Nhựa Teflon có đặc tính trơn và trượt nhất ở thời điểm lúc đó. Đây cũng là điều khiến họ cảm thấy hứng thú nhất khi nghiên cứu về loại nhựa này. Chúng không bị ăn mòn, tính chất hóa học cực kỳ ổn định. Và có thể chịu nhiệt cực cao.
Các đặc điểm và tính chất của nhựa Teflon
Sự ra đời của nhựa Teflon đã đánh dấu bước ngoặt về mảng ứng dụng nhựa trong đời sống. Nhựa Teflon sau đó trở thành một loại nhựa có giá trị cao, kích thích sự tiến bộ trong nhiều nghiên cứu khoa học khác và tạo ra một kỷ nguyên công nghệ, công nghiệp mới với những khả năng của chúng.
Nhựa Teflon có mang đặc điểm và tính chất sau đây:
Kích thước, màu sắc
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại nhựa Teflon. Chủng loại của chúng khá đa dạng, nhưng điển hình nhất là các loại Teflon tấm, Teflon trắng, Teflon đen… Tùy vào từng loại mà kích thước và màu sắc của chúng cũng không giống nhau. Thường gặp nhất là hai loại sau:
Nhựa Teflon ở dạng tấm: Loại nhựa này có màu trắng sữa, với kích thước phổ biến là 1 x 1m và 1 x 10m. Mỗi tấm có độ dày trung bình từ 5 – 40mm.
Nhựa Teflon ở dạng cây: Loại nhựa này cũng có màu trắng ngà tương tự như loại nhựa tấm. Nhưng được sản xuất với hình dáng dài, kích thước trung bình là 1000mm với đa dạng kích thước phi từ φ6–φ250 mm.
Đặc tính cơ lý hóa của nhựa Teflon
Một đặc tính gắn liền với nhựa Teflon khi được nhắc đến chính là khả năng chống dính vởi mọi bề mặt của chất liệu hoặc vật dụng nào. Bởi loại nhựa này sở hữu hệ số ma sát rất thấp, thậm chí chỉ số này của chúng chỉ xếp trên kim cương với mức 0,04.
Nhựa PTFE cũng chịu nhiệt với mức cực kỳ cao. Chúng không bị biến dạng trong khoảng nhiệt trung bình từ -190 – 300 độ C. Ngoài ra, nhựa Teflon cũng không bị giòn trong không khí và không mềm trong môi trường nước nóng.
Đặc biệt, loại nhựa này còn có thể cách điện trên quy định về tiêu chuẩn. Đồng thời, chúng cũng sở hữu nhiệt độ nóng chảy và hoạt động rất cao. Teflon không phản ứng với bất kỳ một chất hóa học nào bởi chúng là chất liệu có khả năng chịu hóa chất rất tốt. Ngoài ra, một số đặc tính tuyệt vời khác của loại nhựa này như không thấm nước, không thấm dầu, chống được tia cực tím.
Cuối cùng, đây là loại nhựa ít bị lão hóa trong môi trường khắc nghiệt của thời tiết. Và cực kỳ an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Nhấp vào để xem: Nhựa Bakelite – Loại nhựa đã thay đổi Thế giới như thế nào?
Nhựa Teflon có mấy loại?
Như đã đề cập, nhựa Teflon được cung cấp dưới nhiều chủng loại trên thị trường hiện nay. Dưới đây là một số loại nhựa Teflon phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhất:
PTFE dạng tấm
Là loại nhựa polyme có ma sát bề mặt cực thấp, do vậy chúng có thể chống dính trên mọi vật liệu. Ngoài ra, loại nhựa này còn có khả năng kháng hóa chất.
Ở dạng tấm, nhựa Teflon thường có màu trắng ngà với kích thước phổ biến là 1m x 10m và 1m x 1m. Bề dày khoảng 5 – 40mm.
Nhựa PTFE dạng tấm không dẫn điện, không mài mòn, không bắt chày, có tuổi thọ cao, không thấm nước, bề mặt trơn nhẵn giúp dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.
PTFE dạng cây
Ở dạng cây, nhựa Teflon có nhiệt độ hoạt động khá ổn định. Chúng hoạt động tối đa trên nền nhiệt + 260 độ C và thấp nhất là – 260 đọ C. Đặc biệt, PTFE dạng cây có khả năng cách điện cực kỳ tốt, chịu được nhiều loại hóa chất, axit, không mốc ẩm và có thể chống lại tia cực tím.
Mặc dù vậy, ở loại cây chúng thường có kích thước khá dài, dễ cong vênh, mềm dẻo trong quá trình vận chuyển và thi công. Đồng thời, chúng cúng sở hữu trọng lượng lớn hơn so với các loại khác.
PTFE dạng ống
Dạng ống của nhựa Teflon tương tự với dạng cây về hình dáng bên ngoài. Thế nhưng, do được sản xuất dưới dạng ống rỗng, hình trụ tròn nên có độ cứng không bằng Teflon dạng cây.
Nhưng cũng nhờ vào cấu trúc rỗng đó là nhựa Teflon dạng ống rất thích hợp để ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các dụng cụ cách điện, thiết bị y tế, bộ lọc hiệu suất cao…
Ứng dụng sản phẩm của nhựa Teflon trong đời sống và sản xuất
Sau khi tìm hiểu một số thông tin cơ bản về nhựa Teflon, có thể thấy loại nhựa này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các chất liệu nhựa khác. Đặc biệt là ưu điểm chống dính, cách điện, chịu nhiệt, chịu thấm… Do vậy, độ ứng dụng của loại nhựa này vô cùng rộng rãi. Cụ thể là:
- Vì đặc tính không gây độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sử dụng. Do đó, loại nhựa này được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực y tế, thực phẩm và dược phẩm.
- Trong lĩnh vực cơ khí, nhựa Teflon được sử dụng nhằm thay thế vật liệu kim loại trong những bộ phận có khả năng chịu nhiệt, độ bền cao và có thể tự bôi trơn.
- Teflon cũng được ứng dụng nhiều trong quá trình sản xuất những sản phẩm với công dụng làm lót cho hộp chứa, phễu chứa, máng trượt cũng như những thiết bị sử dụng trọng lực để vận chuyển. Công dụng chính của Teflon trong mảng này là hạn chế tình trạng tắc nghẽn, tăng khả năng bôi trơn…
- Một chất polymer được tạo ra từ nhựa Teflon sở hữu những ưu điểm cực kỳ tuyệt vời. Đó là khả năng cách nhiệt, tuổi thọ cao, hệ số ma sát thấp, không dẫn cháy, chống mài mòn và chống dính.
- Teflon được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất để tráng bể chứa hóa chất.
Nhựa Teflon có độc không?
Khi được làm nóng ở môi trường nhiệt độ > 400 độ C, nhựa Teflon có thể trở nên nguy hiểm. Do ở nền nhiệt này, chúng sẽ thải ra những chất độc hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Teflon có thể nguy hiểm khi được gia công trong trường hợp mảnh vụn hoặc bụi của chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Do vậy, nên tránh hít khói hình thành từ loại nhựa này khi chúng bị đốt cháy.
Ở môi trường nhiệt độ > 400 độ C, nhựa Teflon có thể trở nên nguy hiểm và thải ra những chất độc hại
Tóm lại, nhựa Teflon với những điểm mạnh cực kỳ ưu tú đã khiến chúng trở thành một vật liệu có giá trị, tính ứng dụng cao trong đời sống hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của Havico đã cung cấp nhiều kiến thức về nhựa Teflon cho bạn!
Đọc thêm: Tất tần tật những gì cần biết về Nhựa Mica dẻo trong suốt
Ban biên tập: Havico